ĐƯỜNG CỎ NGỌT – CHẤT THAY THẾ ĐƯỜNG LÀNH MẠNH

Nguyễn Mai Hà Thư
Th 3 16/08/2022

So với loại đường mía hay các loại đường hóa học mà chúng ta sử dụng hàng ngày thì đường cỏ ngọt có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, lành tính hơn đối với sức khỏe con người. Nhưng đây là loại đường không quá phổ biến nên có thể các bạn chưa biết nhiều về những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Hãy cùng Mudifood tìm hiểu về đường cỏ ngọt qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. Đường cỏ ngọt là gì?

Đường cỏ ngọt có tên tiếng Anh gọi là Stevia, là loại đường được làm từ cây cỏ ngọt, chúng được sản xuất và đưa vào sử dụng lần đầu tại các nước châu Mỹ Latinh như Brazil và Paraguay. Hiện nay, loại đường này được cấp phép an toàn bởi cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).

Được sản xuất từ thực vật 100% vì thế đường cỏ ngọt tốt hơn đối với các loại đường khác. Chúng thường được nhiều người sử dụng, đặc biệt là những người bị tiểu đường hoặc đang trong chế độ ăn ít ngọt.

Đặc tính ưu việt của loại đường này nằm ở độ ngọt cao hơn gấp 30 - 150 lần so với các loại đường nhân tạo và có độ cháy, độ pH cố định. Ngoài ra, loại đường này cũng được bảo quản rất dễ dàng vì chúng không bị lên men.

Hiện nay, đường cỏ ngọt được sử dụng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới như: Châu Âu, Nam Mỹ, Trung Quốc và cả Việt Nam.

 Theo USDA trong 1g đường cỏ chứa 0 calo. Ngoài ra, chúng còn có một số thành phần chính như:

  • 0g chất béo
  • 0mg natri
  • 1g carbonhydrate
  • 0g chất xơ
  • 0g chất đạm

2. Các công dụng tuyệt vời của đường cỏ ngọt

- Thỏa mãn hảo ngọt mà không tăng đường huyết, không sinh calo

Đường cỏ ngọt có vị ngọt cao hơn gấp nhiều lần so với các loại đường kính thông thường. Các glycoside diterpene có trong lá cỏ ngọt mang lại vị ngọt tự nhiên và không bị thuỷ phân hoặc hấp thụ qua đường tiêu hoá từ đó không gây tăng đường huyết.

Loại đường này rất thích hợp cho những người bệnh tiểu đường cũng như người ăn kiêng có thể thoải mái ăn ngọt mà không sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

- Giúp hạ đường huyết

Đường cỏ ngọt được nghiên cứu còn giúp chúng ta giảm nhẹ và ổn định chỉ số đường huyết nhờ tăng tiết insulin, tăng dự trữ đường cho gan, tăng dung nạp glucose ở tế bào cũng như giảm chỉ số HbA1c.

- Giảm cholesterol máu

Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy, tổng lượng cholesterol xấu (LDL) và triglycerid giảm đáng kể trong khi lượng cholesterol tốt (HDL) lại tăng lên sau 1 tháng sử dụng đường cỏ ngọt.

- Nhiều công dụng khác như lợi tiểu, tiêu khát và hạ huyết áp,…

 

3. Sự an toàn và liều dùng của cỏ ngọt

Steviol glycoside, được chiết xuất từ cây cỏ ngọt giống như Reb A, được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận là an toàn, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm và được bán trên thị trường Hoa Kỳ.

Mặt khác, các loại toàn lá và chiết xuất từ cỏ ngọt thô hiện không được FDA chấp thuận để sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm do thiếu nghiên cứu.

Các cơ quan quản lý như FDA, Ủy ban Khoa học về Thực phẩm (SCF) và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) xác định mức tiêu thụ steviol glycoside hàng ngày được chấp nhận là lên đến 4 mg mỗi kg.

Mặc dù nhiều sản phẩm cỏ ngọt thường được công nhận là an toàn, một số nghiên cứu chỉ ra rằng chất tạo ngọt không calo này có thể tác động khác nhau đến một số người.

Do tình trạng sức khỏe hoặc tuổi tác, người dùng cần đặc biệt lưu ý đến lượng dùng.

  • Đối với người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể dùng cỏ ngọt thay thế, nhưng cần cẩn trọng với sản phẩm họ dùng. Một số nghiên cứu cho thấy cỏ ngọt an toàn và hữu ích trong việc hỗ trợ kiểm soát đường máu ở bệnh nhân tiểu đường type 2. Trên thực tế, một nghiên cứu quy mô nhỏ trên 12 bệnh nhân tiểu đường type 2 cho thấy rằng sử dụng cỏ ngọt cùng với bữa ăn dẫn đến giảm lượng đường trong máu nhiều hơn so với nhóm đối chứng sử dụng cùng một lượng tinh bột ngô.

Tương tự, một nghiên cứu kéo dài 8 tuần trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy chiết xuất từ cây cỏ ngọt làm giảm lượng đường trong máu và hemoglobin A1C – đường máu trung bình trong 3 tháng- hơn 5% so với những con chuột được ăn chế độ ăn kiểm soát đường máu.

Lưu ý rằng một số hỗn hợp cỏ ngọt nhất định có thể chứa các loại chất tạo ngọt khác - bao gồm dextrose và maltodextrin - có thể làm tăng lượng đường trong máu. Sử dụng những sản phẩm này ở mức độ vừa phải hoặc chọn chiết xuất cỏ ngọt nguyên chất có thể giúp đảm bảo lượng đường trong máu nếu bạn bị tiểu đường.

 

  • Đối với phụ nữ mang thai

Những bằng chứng về sự an toàn trong thời kỳ mang thai của cỏ ngọt vẫn rất hạn chế. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật cho thấy chất làm ngọt này - ở dạng steviol glycoside như Reb A - không tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản hoặc thai kỳ khi sử dụng ở mức vừa phải. Ngoài ra, các cơ quan chức trách khác nhau đánh giá glycoside steviol an toàn cho người lớn, kể cả trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, nghiên cứu về cỏ ngọt nguyên lá và chiết xuất thô còn hạn chế. Do đó, trong thời kỳ mang thai, tốt nhất bạn nên sử dụng các sản phẩm được FDA chấp thuận có chứa glycoside steviol hơn là các sản phẩm nguyên lá hoặc thô.

  •  Đối với trẻ nhỏ

Cỏ ngọt có thể giúp cắt giảm lượng đường tiêu thụ, điều này có thể đặc biệt có lợi cho trẻ em. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tiêu thụ nhiều đường hơn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở trẻ em, làm biến đổi mức trigliceride và cholesterol, góp phần làm tăng cân. Thay thế đường bằng cỏ ngọt có khả năng giảm thiểu những rủi ro này.

Steviol glycoside như Reb A đã được FDA chấp thuận. Tuy nhiên, điều đặc biệt quan trọng là theo dõi lượng tiêu thụ ở trẻ em. Điều này là do trẻ em dễ dàng đạt được giới hạn hàng ngày có thể chấp nhận được đối với cỏ ngọt, 4 mg mỗi kg cho cả người lớn và trẻ em. Hạn chế cho con bạn ăn thực phẩm có cỏ ngọt và các chất tạo ngọt khác, chẳng hạn như đường, có thể giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ bất lợi và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

         Nguồn: VinMec, bachhoaxanh.

Viết bình luận của bạn