LỢI ÍCH CỦA KHOAI LANG VỚI BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Nguyễn Anh Tín
Th 5 27/04/2023

Khoai lang với người bệnh tiểu đường:

Trước tiên ta thấy rằng: Bệnh đái tháo đường xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh đủ insulin cần thiết cho cơ thể hay tế bào sử dụng insulin có sẵn trong cơ thể không hiệu quả. Một khi lượng glucose máu không được hấp thụ sẽ dần tích tụ trong máu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm lên tim, thần kinh, mắt, thận,…

Do đó, người bệnh đái tháo đường phải chọn thực phẩm phù hợp để kiểm soát đường huyết, đặc biệt là tính toán số gam và lượng calo đưa vào cơ thể mỗi ngày. Một trong những đặc điểm cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm là chỉ số đường huyết của thực phẩm đó. Chỉ số đường huyết (GI) là một chỉ số đánh giá tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn vào của những thực phẩm có chứa carbohydrate so với glucose. Chỉ số đường huyết được phân thành 3 mức độ: Thấp (GI: 1-55), trung bình (GI: 56-69), cao (GI: >=70). Những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) từ 70 trở lên được gọi là cao và người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn. Trong khi khoai lang có chỉ số đường huyết GI ở mức thấp khoảng 50. Dù khoai lang có chỉ số GI thấp, nhưng người bệnh cũng cần phải biết cách ăn và chế biến khoai lang cho đúng.

 

Ăn khoai lang thế nào cho đúng?

Khoai lang có chứa tinh bột nhưng lượng calo và hàm lượng đường đều thấp; đồng thời chứa nhiều chất xơ sẽ giúp người bệnh no lâu hơn, giúp giảm thiểu lượng thức ăn, duy trì lượng đường huyết. Dù khoai lang có nhiều lợi ích cho người bệnh nhưng ăn ở mức độ vừa phải vì chứa nhiều carbs (trong 100g khoai lang có 28,5g carbs).

 

Mỗi bữa, người bệnh ăn ít hơn 200g khoai lang (tương đương một nắm tay). Nếu ăn quá nhiều khoai lang chứa carbs có thể khiến tích tụ đường trong máu và làm đường huyết tăng đột biến sau ăn. Ngoài ra, người bệnh nên ăn khoai lang luộc, khoai lang hấp (chỉ số GI còn 44), trong khi khoai lang chiên (GI 75), khoai lang nướng (GI 82). Thậm chí, cách luộc khoai lang cũng ảnh hưởng đến lượng đường huyết khi đưa vào cơ thể. Người bệnh cần luộc khoai càng lâu càng tốt, ví dụ khi luộc trong 30 phút, khoai lang có giá trị GI thấp khoảng 46, nhưng chỉ luộc trong 8 phút thì GI trung bình lên đến 61.

 

Việt Nam hiện có nhiều loại khoai lang, dưới đây là những loại khoai lang người bệnh tiểu đường có lựa chọn:

 

Khoai lang tím: Có vỏ và ruột đều màu tím, giống Nhật Bản được trồng nhiều ở tỉnh Vĩnh Long. Gần đây, khoai lang tím trở thành món ăn được nhiều người ưa thích. Ngoài các chất dinh dưỡng, khoai lang tím còn chứa anthocyanin có tác dụng tốt trong việc điều hòa lượng đường huyết, cải thiện tình trạng kháng insulin, ngăn béo phì nên người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể ăn khoai lang tim với lượng thích hợp.

Khoai lang tím - nguyên liệu cho các công thức làm món ngon (Phần 1)

Khoai lang cam: Có màu nâu đỏ ở bên ngoài và màu cam ở bên trong. Nhờ hàm lượng chất xơ cao hơn khoai tây, chỉ số GI thấp nên nhiều người tiểu đường ở Âu – Mỹ cũng lựa chọn.

Hướng dẫn 3 cách luộc khoai lang mật ngon thơm, ngọt lịm dễ thực hiện

Khoai lang trắng Nhật Bản: Có màu tím ở bên ngoài và màu vàng ở bên trong. Loại khoai này có chứa caiapo có thể làm giảm đáng kể mức độ nhịn ăn và làm chậm hấp thu đường huyết sau ăn. Caiapo cũng được chứng minh là chất có thể làm giảm cholesterol. Điều này rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, phòng các biến chứng nguy hiểm.
Tại sao khoai lang được người Nhật Bản ưa chuộng?

 

Ngoài giá trị về chỉ số đường huyết thấp, giảm cân thì trong 100g củ khoai tươi còn chứa 109 Calo, 24,6% tinh bột, 4,17% glucose và nhiều chất khác như protein, chất béo, canxi, magiê, vitamin A, B, C, sắt,… Do đó, khoai lang tốt cho sức khỏe nếu ăn mức độ phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ nội tiết – đái tháo đường.

Nguồn: Tổng hợp

Viết bình luận của bạn