TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ ĂN THỰC DƯỠNG

Nguyễn Mai Hà Thư
Th 2 08/08/2022

Xu hướng ăn sạch sống xanh đang ngày càng được ưa chuộng trong cuộc sống hiện đại. Để nâng cao sức khỏe của bản thân, rất nhiều người đã tìm hiểu về những chế độ ăn lành mạnh khác nhau. Những năm gần đây, mọi người đang ưa chuộng chế độ ăn thực dưỡng. Chế độ ăn này cũng đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam. Vậy bạn đã biết chế độ thực dưỡng là gì và có công dụng gì chưa? Hãy cùng Mudifood tìm hiểu nhé!

 

1. Chế độ ăn thực dưỡng là gì?

Chế độ ăn thực dưỡng còn có tên gọi khác là phương pháp thực dưỡng Ohsawa, được đặt theo tên của người sáng lập Georges Ohsawa. Điểm chính của phương pháp này là sử dụng gạo lứt kết hợp với các thực phẩm có tính cân bằng âm - dương. Không chỉ vậy, thực dưỡng còn bao gồm một kế hoạch ăn kiêng nghiêm ngặt, tập thể dục thích hợp và thay đổi hành vi. Tất cả đều hướng đến việc tạo ra lối sống tự nhiên và an tĩnh hơn.

Đây là chế độ ăn lành mạnh cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em, nhờ vào sự kết hợp giữa chọn lựa thực phẩm sạch và bồi dưỡng tâm hồn. Nhiều người mắc các bệnh lý về tim mạch hay béo phì theo đuổi chế độ ăn thực dưỡng nhằm giảm bớt những triệu chứng và hỗ trợ phục hồi. Thực dưỡng khuyến khích việc ăn thường xuyên, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt và duy trì tinh thần lạc quan.

2. Các lợi ích của việc ăn theo chế độ thực dưỡng

  • Giúp hệ tiêu hóa ổn định và khỏe hơn

Khi ăn chế độ này thì hệ tiêu hóa sẽ không phải làm việc quá nhiều bởi thực phẩm cung cấp vào chủ yếu là ngũ cốc, ít thành phần hóa học. Vì thế, theo thời gian, có thể khiến hệ tiêu hóa yếu được phục hồi trở lại.

  • Có năng lượng và sức chịu đựng nhiều hơn

Thói quen của chế độ ăn thực dưỡng là phải nhai thật kỹ trước khi nuốt, điều này sẽ giúp việc hấp thu dưỡng chất được diễn ra tốt nhất và năng lượng mà thực phẩm đem lại cao hơn. Ngoài ra, việc này còn giúp có năng lượng, sức chịu đựng tốt hơn và sinh ra nhiều sinh khí do nguồn thực phẩm tự nhiên, ít chất bảo quản.

  • Hệ miễn dịch tốt hơn

Việc ăn ngũ cốc gần như toàn phần trong chế độ thực dưỡng sẽ độ PH bình quân của máu nằm ở mức trung hòa (7.4). Vì thế, những vấn đề xương khớp, tim mạch, tổn thương hệ tiêu hóa được giảm đi, máu ít bị nhiễm đường, nhiễm axit.

  • Ngủ sâu hơn

Xét về mặt bằng chung thì chế độ ăn thực dưỡng sẽ giúp người dùng có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Không những thế, việc nhai kỹ trong chế độ này còn làm cơ mặt hoạt động tích cực, có thể giúp trẻ lâu và chống lão hóa.

  • Hấp thu tốt dinh dưỡng

Các món ăn xuất hiện trong chế độ thực dưỡng giúp tiêu hóa tốt thức ăn, không gây rối loạn chuyển hóa. Việc hấp thu chất dinh dưỡng cũng vì thế mà trở nên tốt và hiệu quả hơn.

  • Tư duy, trí nhớ tốt

Ăn uống sạch như thế thì đương nhiên máu cũng từ đó trở nên sạch hơn, các tế bào não cũng khỏe mạnh hơn, hạn chế trầm cảm hay những áp lực căng thẳng trong cuộc sống. Vì thế, tâm trạng sẽ dần dần tốt lên, tư duy được cải thiện, trí tuệ minh mẫn và cơ thể nhanh nhẹn hơn.

  • Giảm cân, giữ trọng lượng ổn định

Bản chất của chế độ ăn thực dưỡng là giúp giảm cân hiệu quả, sau đó sẽ giữ lại trọng lượng cân khi đã dần ổn định.

3. Những loại thực phẩm nên ăn khi thực hiện chế độ thực dưỡng

- Ngũ cốc nguyên hạt hoặc các sản phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt (gạo đỏ hoặc gạo nâu) và sợi mì kiều mạch của Nhật Bản (soba) nên chiếm 40 - 60% tổng lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày khi áp dụng chế độ ăn này.

- Rau xanh nên chiếm 20-30% trong tổng lượng thức ăn hấp thụ mỗi ngày. Đặc biệt, khi thực hiện chế độ ăn thực dưỡng nên tăng cường ăn các loại như: Rau cải xanh, súp lơ, cà rốt và rau mùi tây.

- Đậu và các sản phẩm từ đậu: Đậu nành, đậu xanh, đậu đen,... chiếm 5-10% tổng lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày.

- Dầu thực vật hay gia vị tự nhiên: Dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương vào các món ăn để tăng thêm hương vị và ngon miệng hơn.

- Một số thực phẩm khác đôi khi có thể sử dụng hai đến ba lần mỗi tuần như: cá, các loại quả cứng và hạt, gia vị, chất làm ngọt, trái cây và đồ uống không chứa chất kích thích.

4. Những thực phẩm nên tránh xa

Các thực phẩm mà bạn cần phải loại bỏ khỏi bữa ăn của mình khi theo chế độ ăn thực dưỡng:

  • Một số loại rau, bao gồm khoai tây, ớt và cà chua.
  • Đồ uống có cồn và caffeine.
  • Thực phẩm chế biến, chẳng hạn như bánh mì trắng và bánh mua ở cửa hàng.
  • Bất kỳ thực phẩm nào có thành phần nhân tạo.
  • Soda, cả loại thường và loại dành cho người ăn kiêng.
  • Đường và các sản phẩm có chứa đường hoặc sirô ngô.
  • Vanilla.
  • Thịt heo.
  • Trái cây nhiệt đới, chẳng hạn như dứa và xoài.
  • Thức ăn cay, nóng.
  • Gia vị (tỏi và kinh giới).

Có thể thấy, thực dưỡng không dành cho tất cả mọi người. Nếu thích ăn cay hoặc cần cà phê để duy trì sự tỉnh táo thì đây hẳn không phải lựa chọn hợp lý cho bạn. Chế độ ăn có nhiều muối cũng không tốt cho những người bị cao huyết áp hoặc mắc bệnh thận. Ngoài ra, do ăn ít chất béo động vật, trái cây và sữa nên cơ thể có thể không được cung cấp đủ chất đạm, sắt, magiê, canxi, vitamin bao gồm B12.

Nguồn: bachhoaxanh

Viết bình luận của bạn